Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

HÌNH ẢNH ĐỘNG

ẢNH ĐỘNG PHONG CẢNH 

PHONG CẢNH KIẾN TRÚC


Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

NÓI TRẠNG VĨNH HOÀNG

     Chuyện trạng Vĩnh Hoàng - Nét độc đáo dân gian của một vùng quê thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Huyện Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1954 trở thành vùng khu phi quân sự theo hiệp định Giơ-ne-vơ, có dòng sông Bến Hải và cầu Hiền Lương đã mãi mãi đi vào sử sách. Trong kháng chiến chống Mỹ, Vĩnh Linh là mảnh đất lũy thép anh hùng. Vĩnh Linh ngày nay là vùng đất phong phú có cả rừng núi, trung du, đồng bằng và vùng biển với những bãi biển nổi tiếng như Cửa Tùng, Vĩnh Thạch...Vùng đồng bằng Vĩnh Linh lại có cả một vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho việc canh tác các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cao su, cây rau màu các loại. Xã Vĩnh Hoàng đã có trên 300 năm và 3 làng Huỳnh Công là nơi xuất xứ của chuyện trạng nên gọi chung là chuyện trạng Vĩnh Hoàng.
     Có lẽ thiên nhiên đã tạo nên cuộc sống khoáng đạt cho con người nơi đây nên đã từ lâu ở Vĩnh Linh dân gian lưu truyền chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Chuyện trạng là nói trạng lên, nhân cách hóa lên, phóng đại lên từ một sự việc, sự vật có thật. Nếu chép ra thành sách để đọc thì không hay nhưng người dân nơi đây với ngữ điệu riêng, âm điệu đặc biệt kết hợp với cách phát âm riêng nên trở thành chuyện trạng và những mẫu chuyện ngắn này đã trở thành một đặc sản ngôn ngữ dân gian lưu truyền cho đến ngày nay. Tương tự như các loại hình văn nghệ dân gian khác, chuyện trạng mang tính hài hước na ná gần như một chuyện tiếu lâm nhưng không có nút thắt cao trào gây cười như chuyện tiếu lâm mà chỉ để nói trạng với nhau hàng ngày. Khi tiếp xúc với người dân vùng này hầu như ai cũng rất thích cách nói chuyện khoáng đạt của họ, chưa hiểu thì nghi ngờ họ nói khoác (bốc phét) nhưng hiểu ra mới thấy chất trào lộng ở từng câu chuyện. Tôi xin sưu tầm một số chuyện trạng Vĩnh Hoàng, phần lớn là của tác giả Hữu Chư chép ra đây để đọc giả hiểu thêm về nét văn hóa dân gian độc đáo của một vùng quê thuộc huyện Vĩnh Linh. tỉnh Quảng Trị.

         I- BẮT NHẦM CỌP THAY BÒ KÉO CÀY:
     Một lão nông làng Huỳnh Công say sưa kể chuyện:
     Sớm ni trời chưa sáng vội vội vàng vàng mắt dắm mắt mở ra chuồng đắc bò đi cày, ra ngoài roọng mới cày được mấy đàng đầu tiên thấy lạ: Răng hôm ni cặp bò đi mau rữ, mới cải vô là hắn chạy băng băng, kéo cày đi mau mà lại đi lung tung xiêu xiêu vẹo vẹo chớ không thẳng hàng thẳng lối chi cả như mọi ngày mần tui cứ vụt roi đập vô lưng hắn liên tục với hét khô cả cổ họng quát nạt cặp bò. Bò cày mau nên mới sớm mơi ra là cày xong mẫu roọng, tui mới mở cặp bò cho hắn nghỉ ngơi ăn cỏ uống nác thì uơ làng ơi, một bên đực bò vàng to dích làng Huỳnh Công của tui là một ông Coọc to đùng vằn vằn vện vện đứng thở vì kéo cày quá doọc. Mới chộ rứa là tui sợ hết hồn hết vía nhưng cũng sè sẹ tháo ách cày rồi ra roi quất cho ông Coọc mấy roi cày quắn đít. Coọc được tháo ách cày lại bị roi đau quá nên cong đuôi co giò chạy biến vô rú không dám ngoảnh lại.
    Thì ra túi hôm qua Coọc về chui vô chuồng bò tính cọng đực bò to dích làng Huỳnh Công của tui vô rừng ăn thịt nhưng chưa cọng được bò thì đã bị tui cải vô ách cày bắt cày ruộng.
     Chuyện tui kể thiệt một trăm phần trăm, ai tin thì tin không tin thì thôi...Khơ..khơ...khơ...     

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

ĐỊA ĐẠO VỊNH MỐC

Sơ đồ làng địa đạo Vinh Mốc
     Địa đạo Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một làng nhỏ nằm sát biển Cửa Tùng. Sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 chia cắt hai miền Nam- Bắc, huyện Vĩnh Linh trở thành một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh. Những năm 1960, Mỹ- ngụy tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc thì Vĩnh Linh trở thành tuyến lửa và mệnh danh là Lũy thép thành đồng. Trong những năm chiến tranh, đặc khu Vĩnh Linh, nay là huyện Vĩnh Linh thuộc tỉnh Quảng Trị đã phải hứng chịu hàng triệu tấn bom đạn từ máy bay, tàu chiến và pháo từ bờ nam bắn sang, số liệu ước tính mỗi người dân Vĩnh Linh phải chịu đựng bình quân 7 tấn bom Mỹ. 
Cổng chào đầu làng địa đạo
     Trong điều kiện chiến tranh khốc liệt như vậy nhưng con người Vĩnh Linh vẫn phải sống và ngoan cường chiến đấu giữ gìn mảnh đất quê hương. Hàng ngàn học sinh, trẻ em được tổ chức sơ tán ra các tỉnh miền bắc và những người ở lại vừa tìm cách tránh bom đạn vừa chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của Mỹ và địa đạo Vịnh Mốc đã ra đời trong điều kiện như thế.
 
Cửa hầm địa đạo(phục chế)
     Công trình địa đạo Vịnh Mốc được đào từ đầu năm 1965 và hoàn thành vào đầu năm 1967 sau 2 năm vừa bám trụ chiến đấu vừa đào địa đạo. Ông Lê Xuân Vy nguyên là Trường đồn Công an vũ trang giới tuyến đã chỉ huy đơn vị và nhân dân trực tiếp đào địa đạo bằng những phương tiện thô sơ như cuốc, cúp, xẻng, xe cút kit cải tiến, quang gánh...và định vị thủ công bằng chiếc la bàn đơn giản để xác định hướng. Tổng cộng đã có 18 ngàn ngày công huy động để hoàn thành địa đạo với tổng chiều dài trục chính của 3 đường hầm gần 2 cây số. (Ông Lê Xuân Vy nay về hưu ở phường 5, thành phố Đông Hà, Quảng Trị với hàm Trung tá nhưng tuổi cao, già yếu và bệnh tật).   
Trong lòng địa đạo
     Cấu trúc địa đạo gồm có 3 đường(tầng) ở 3 độ sâu khác nhau, tầng trên cùng nằm sâu cách mặt đất chừng 12-14 mét dùng làm nơi ở bằng cách khoét sâu vào hai bên trục hầm chính để làm nơi ở, mỗi hầm cho một gia đình. Tầng 2 cách tầng 1 khoảng 4- 5 mét là nơi đặt trụ sở chỉ huy và tầng 3 đặt kho tàng hậu cần cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân và hàng hóa chi viện cho đảo Cồn Cỏ cách đất liền chừng 50km. Trong lòng địa đạo có cả hội trường, bệnh xá, nhà trẻ, bếp, giếng nước...Đại đạo có tất cả 13 cửa thông ra ngoài trong đó có 7 cửa thông ra biển và 6 cửa thông lên đồi. Do cấu trúc địa chất khu vực này là vùng đất đỏ ba-zan nên hiện tượng ngấm nước sụt lún không xẩy ra, hơn nữa tầng dưới cùng sâu khoảng 23 mét nhưng vẫn còn cách mực nước biển 3 mét nên mùa mưa bão không ảnh hưởng đến hoạt động của những người sống trong lòng địa đạo.    

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

DI TÍCH HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC- NAMARA

SƠ LƯỢC VỀ HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC- NAMARA 
    Đất nước chia cắt thành hai miền Nam- Bắc từ năm 1954, sau hơn 10 năm hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến không thực hiện được với sự sụp đổ của chính phủ Ngụy quyền Ngô Đình Diệm, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Việt Nam, dồn chi phí quân sự, quân đội, vũ khí và các phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại nhằm biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ với ý đồ xâm lược thôn tính lâu dài.
     
     Tháng 6/1966, Mỹ quyết định xây dựng hàng rào điện tử chạy dài dọc theo giới tuyến nhằm ngăn chặn sự tấn công của quân ta vào chiến trường Trị Thiên và miền Nam. Công trình với sự nghiên cứu của 47 nhà khoa học tiếng tăm của Mỹ và được đặt theo tên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời bấy giờ là Robert Mc Namara.
Các loại cây thu phát tín hiệu
     Hàng rào điện tử có quy mô chiều dài khoảng 100 km dọc khu phi quân sự từ biển lên đến Mường- Phìn vùng biên giới Việt- Lào, với chiều ngang rộng khoảng 10- 20km. Mỹ thiết kế hàng rào làm vật cản gồm các loại dây kẽm gai dày 12 mét, cao 3 mét, vài chục mét có lắp một đèn chiếu sáng, phía trước là bãi mìn dày đặc chiều rộng từ 500- 700 mét. Suốt dọc chiều dài của hàng rào địch bố trí 17 căn cứ mà Dốc Miếu được coi là căn cứ quan trọng nhất.
Căn cứ Ra-da thu nhận tín hiệu

NHỊP CẦU XUYÊN Á


LAO BẢO- CỬA KHẨU QUỐC TẾ VIỆT- LÀO

     Từ Quốc lộ 1A, theo đường Quốc lộ số 9 dài 80 km bạn sẽ đến cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, đây là một trong 02 cửa khẩu Quốc tế giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam nằm trên địa phận ranh giới tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và tỉnh Xavanakhet Lào.
     Có thể nói tư liệu về việc hình thành con đường 9 từ Việt Nam sang Lào khá hiếm, chỉ biết rằng thời trước khu vực này thuộc địa bàn rừng núi huyện Hướng Hóa. Quốc lộ 9 bây giờ có tổng chiều dài phía Việt Nam chỉ có 80 km nhưng đoạn đường thuộc đồng bằng từ Đông Hà lên Cam Lộ chỉ có gần 20km, còn lại là đường dốc quanh co đồi núi trập trùng.

     Những năm đầu của thế kỷ XX, từ một con đường đất dành cho người bộ hành ở xứ thâm sơn cùng cốc rừng thiêng nước độc, thực dân Pháp đã cho mở đường để xe cơ giới đi lại được. Mục đích chính là phục vụ cho việc vận tải kinh doanh tài nguyên khoáng sản từ vùng đất giàu có của xứ Xavannakhet Lào. Để làm được việc đó, thực dân Pháp đã đầu tư tiền của, chiêu mộ phu phen của vùng Quảng Trị để đào đá đắp đường, xây cầu cống...với muôn vàn gian lao khổ cực. Sau này khi con đường đã thông thương, thực dân Pháp đã cho xây Nhà đày Lao Bảo để giam giữ biệt xứ các nhà hoạt động Cách mạng của Việt Nam cũng phần nào nói lên sự gian nan đi lại vất vã trên tuyến đường rừng núi này.     

     Về khía cạnh khác, có thể nói rằng khi thực dân Pháp đô hộ xứ Đông Dương thì ngoài những chính sách cai trị, việc mở đường sá thông thương giữa 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia nằm trong chính sách khống chế về quân sự, chính trị, khai thác về kinh tế...đối với các nước thuộc địa. Về kinh tế, thời đó Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt Bắc- Nam và nhiều nhà ga lớn nhỏ, trong đó một ga tàu được xây dựng ở Đông Hà- một làng nhỏ nghèo khó để nối đường 9 với đường sắt. Viên Công sứ Pháp vùng Xavannakhet Lào có tên là Manpuech đã dám từ bỏ chức vụ công sứ để theo nghiệp kinh doanh vì phát hiện thấy những mối lợi lớn. Ông đã tổ chức vận tải hàng hóa từ Xavannakhet sang Quảng Trị, kinh doanh lúa gạo từ Thái Lan sang, chủ nhà máy xay xát, khai thác gỗ ở Lào, chủ nhà máy rượu XIKA có tiếng ở Đồng Hới... 

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

ĐÔI BỜ GIỚI TUYẾN

GIỚI TUYẾN TẠM THỜI
SÔNG BẾN HẢI
     Khách bộ hành ra Bắc vào Nam theo đường Quốc lộ 1A xin dừng chân ghé lại thăm di tích đôi bờ Hiền Lương, đó là cụm di tích cầu Hiền Lương- sông Bến Hải một thời là giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Nam Bắc. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương mãi mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng cho khát vọng hòa bình thống nhất của đồng bào hai miền Nam- Bắc.
Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ bắc


     Sông Bến Hải bắt nguồn từ vùng rừng núi động Chan của dãy Trường Sơn hùng vĩ phía tây huyện Vĩnh Linh, hình thành từ những con khe, con suối ngoằn ngoèo chảy về xuôi, đoạn thượng nguồn có tên là Rào Thanh, chảy về đồng bằng theo hướng Tây- Đông đổ ra biển cửa Tùng. Về vị trí địa lý sông Bến Hải nằm ở vĩ tuyến 17 và là ranh giới của huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị.  


    Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, thời xa xưa sông Bến Hải có tên là Minh Lương, vì kị húy tên của Vua Minh Mạng nên đổi lại thành Bến Hói, (tiếng địa phương miền Trung gọi "rào" ở thượng nguồn và "hói" ở đồng bằng) để chỉ những dòng sông nhỏ và không biết thời nào dòng sông này lại được gọi chệch đi là sông Bến Hải cho đến ngày nay. Cũng như vậy, địa danh tổng Minh Linh (tên hành chính vùng Vĩnh Linh và Gio Linh ngày xưa) cũng được đổi thành huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh bây giờ.

Sông Bến Hải- Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Nam

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

ĐÔNG HÀ- THÀNH PHỐ TÔI YÊU


    ĐÔI NÉT VỀ THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
    Thành phố Đông Hà là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Hiện nay thành phố có diện tích khoảng 75km vuông với dân số khoảng 110.000 người, được chia thành 9 phường: Phường 1, 2, 3, 4, 5, Đông Lương, Đông Lễ, Đông Thanh và Đông Giang. 
     Vị trí địa lý: Đông Hà nằm ở khoảng 16 vĩ độ bắc, 107 kinh độ đông, phía Tây giáp huyện Cam Lộ, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, phía bắc giáp huyện Gio Linh, phía đông giáp một phần huyện Gio Linh và một phần huyện Triệu Phong.
      
Công viên Lê Duẩn

     Về giao thương: Đông Hà nằm ở quốc lộ I vị trí trung độ Bắc- Nam của nước ta, cách Hà Nội khoảng hơn 600km và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1.100km. Từ Đông Hà đi Đồng Hới tỉnh lỵ của Quảng Bình 100km và thành phố Huế tỉnh lỵ của Thừa Thiên- Huế hơn 70km. Đặc biệt, Đông Hà có đường quốc lộ số 9 đến Lao Bảo 80km nối thông thương với nước bạn Lào và Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- Đen Xa vẳn sang cửa khẩu Mục-đa-hản của Thái Lan. Phía đông cách Cửa Việt 15km có cảng biển và bãi biển Cửa Việt nối với bãi biển Cửa Tùng là tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch của Quảng Trị. 

Trung tâm Văn hóa TP Đông Hà ngày lễ hội

.
Đông Hà đổi mới từng ngày 

TRUNG TÂM ĐÓN TIẾP THÂN NHÂN LIỆT SỸ





     Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng, oanh liệt và mảnh đất Quảng Trị được lịch sử chọn là nơi ghi dấu những chiến tích lẫy lừng, những địa danh Đường 9, Trường Sơn, Khe Sanh, Thành Cổ, Cồn Tiên, Dốc Miếu hay dòng sông giới tuyến đã mãi mãi khắc sâu, vang vọng đến muôn đời. Để làm nên những chiến công ấy, hàng vạn, hàng vạn người con ưu tú của khắp mọi miền đất nước đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Quảng Trị.



     Sau chiến tranh, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng 72 nghĩa trang để đưa các anh vào yên nghỉ. Thời kỳ những năm 80-90 của thế kỷ trước, nhiều thân nhân liệt sĩ từ các tỉnh phía Bắc dù khó khăn nhưng cũng đã đến Quảng Trị để tìm kiếm, thăm viếng phần mộ liệt sĩ. Khó có thể kể hết nỗi vất vả của thân nhân thời ấy: đường sá xa xôi, tiền nong, phương tiện thiếu thốn trăm bề nên đa số phải ngủ lại ở các bến xe, ga tàu hoặc ở nhờ nhà dân, đi thăm viếng nghĩa trang phải thuê xe thồ, xe đạp... 



Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

NGHĨA TRANG LIỆT SỸ HUYỆN GIO LINH


NGHĨA TRANG LIỆT SỸ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ


ĐÀI TƯỞNG NIỆM TRUNG ĐỘI MAI QUỐC CA
     Trung đội Mai Quốc Ca- đồng đội thường gọi như thế một cách trân trong để nói về một tập thể anh hùng mà liệt sỹ Mai Quốc Ca là Trung đội trưởng. Đó là trung đội 2, đại đội 11, tiểu đoàn 3, trung đoàn 9, sư đoàn 304. Ngày 10/4/1972, 20 cán bộ chiến sỹ của trung đội đã anh dũng chiến đấu ngăn chặn quân địch đông gấp nhiều lần với vũ khí tối tân yểm trợ tấn công chiếm cầu Thạch Hãn trong chiến dịch 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị. 



     Với lực lượng không cân sức, 19 liệt sỹ của trung đội đã hi sinh, duy nhất chiến sỹ Vũ Quang Thành quê ở thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa bị thương nặng bò vào bụi dứa dại và bị địch bắt ra đảo Phú Quốc. 19 liệt sỹ hy sinh, địch phơi xác để thị uy nhưng nhân dân thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng phía bắc sông Thạch Hãn đã đấu tranh đưa các liệt sỹ về chôn cất. Sau ngày giải phóng, thi hài các liệt sỹ được quy tập vào nghĩa trang huyện Triệu Phong, Quảng Trị nhưng không xác định được danh tính. Năm 1973, Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang ND cho Trung đội Mai Quốc Ca với kì tích "một đánh một trăm".
  
                                     Cựu chiến binh Vũ Quang Thành- người chiến sỹ duy nhất của trung đội còn sống
     Sau nhiều năm tìm kiếm, điều tra xác minh, liên hệ chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng với nghĩa cử của cựu chiến binh hết lòng vì đồng đội, ban liên lạc hội Cựu chiến binh Trung đoàn 9, sư đoàn 304 mà người trực tiếp dày công xác minh tìm kiếm là thiếu tá Nguyễn Trọng Hải- nguyên cán bộ ban quân lực E9- F304 cùng những đồng đội khác đã vào Triệu Phong- Quảng Trị tìm kiếm xác minh và đã trả lại tên cho 16 liệt sỹ của trung đội bằng phương pháp test ADN. Ngày 17/12/2014, các tướng lĩnh, đại diện lãnh đạo đơn vị, các cựu chiến binh đồng đội nay còn sống và chính quyền địa phương Quảng Trị đã long trọng tổ chức lễ dựng bia ghi danh trên phần mộ của các anh hùng liệt sỹ.  

Tác giả blog chụp ảnh lưu niệm với thiếu tá Nguyễn Trọng Hải  

NGHĨA TRANG LIỆT SỸ HUYỆN HẢI LĂNG

NGHĨA TRANG LIỆT SỸ HUYỆN


NGHĨA TRANG LIỆT SỸ HUYỆN TRIỆU PHONG









Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

Thành cổ Quảng Trị bên dòng sông Thạch Hãn


Những bức ảnh tư liệu quý do CCB Đoàn Công Tính phóng viên chiền trường ghi lại






Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

NGHĨA TRANG LIỆT SỸ HUYỆN VĨNH LINH









NGHĨA TRANG LIỆT SỸ QUỐC GIA ĐƯỜNG 9








Tượng đài chính

Khu Hành lễ trung tâm


Phần mộ của các Lão thành Cách mạng và Anh hùng LLVTND

IconIconIconIconFollow Me on Pinterest