Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

DI TÍCH HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC- NAMARA

SƠ LƯỢC VỀ HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC- NAMARA 
    Đất nước chia cắt thành hai miền Nam- Bắc từ năm 1954, sau hơn 10 năm hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến không thực hiện được với sự sụp đổ của chính phủ Ngụy quyền Ngô Đình Diệm, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Việt Nam, dồn chi phí quân sự, quân đội, vũ khí và các phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại nhằm biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ với ý đồ xâm lược thôn tính lâu dài.
     
     Tháng 6/1966, Mỹ quyết định xây dựng hàng rào điện tử chạy dài dọc theo giới tuyến nhằm ngăn chặn sự tấn công của quân ta vào chiến trường Trị Thiên và miền Nam. Công trình với sự nghiên cứu của 47 nhà khoa học tiếng tăm của Mỹ và được đặt theo tên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời bấy giờ là Robert Mc Namara.
Các loại cây thu phát tín hiệu
     Hàng rào điện tử có quy mô chiều dài khoảng 100 km dọc khu phi quân sự từ biển lên đến Mường- Phìn vùng biên giới Việt- Lào, với chiều ngang rộng khoảng 10- 20km. Mỹ thiết kế hàng rào làm vật cản gồm các loại dây kẽm gai dày 12 mét, cao 3 mét, vài chục mét có lắp một đèn chiếu sáng, phía trước là bãi mìn dày đặc chiều rộng từ 500- 700 mét. Suốt dọc chiều dài của hàng rào địch bố trí 17 căn cứ mà Dốc Miếu được coi là căn cứ quan trọng nhất.
Căn cứ Ra-da thu nhận tín hiệu

     Ngoài lớp vật cản đồn bốt, hàng rào, bãi mìn quân địch còn bố trí những thiết bị thu phát tín hiệu, thường gọi là cây nhiệt đới. Đó là một loại thiết bị thu phát thông tin rất nhạy dùng để thu mọi âm thanh tiếng động, kể cả tiếng bước chân người hoặc động vật. Chúng sử dụng loại thiết bị này rải khắp tuyến nhằm phát hiện sự di chuyển của quân đội ta, thu âm các loại tiếng động của xe, pháo...Ở các căn cứ của địch có thiết bị thu tín hiệu sau đó truyền đến cho các đài chỉ huy ra lệnh cho máy bay, pháo và các loại hỏa lực khác tấn công vào tọa độ phát ra âm thanh để tiêu diệt mục tiêu.
     Để tiến hành xây dựng hệ thống hàng rào, Mỹ và VNCH tiến hành lập vành đai trắng, mở cuộc càn quét lớn ở các quận Gio Linh và Trung Lương với số lượng 30.000 binh lính tham gia với nhiều loại vũ khí tối tân hiện đại. Làng mạc, dân cư cả một dãi dọc giới tuyến bờ nam đã bị dồn ép đi định cư vùng khác thành một vùng trắng để lập hệ thống hàng rào điện tử.  
Pha đèn chiếu sáng lắp trên hàng rào
     Theo số liệu dự tính ban đầu chi phí xây dựng hàng rào khoảng 01 tỷ USD nhưng khi xây dựng xong nó đã ngốn hết 02 tỷ USD. Mỹ- Ngụy thường tự hào và khoác lác rằng hàng rào Mc Namara tối tân hiện đại đến mức "một con ruồi bay qua cũng không lọt".
     Ngay từ khi Mỹ- Ngụy có kế hoạch xây dựng tuyến hàng rào Mc-Namara, tình báo nội tuyến của ta là những người giác ngộ cách mạng làm việc trong các căn cứ của các quận Trung Lương, Gio Linh đã nắm và cung cấp thông tin cho quân ta ở bờ bắc. Chính nhờ những nguồn thông tin quý giá đó mà quân ta biết rõ quy mô bố trí tuyến hàng rào để có kế hoạch đột phá tuyến phòng thủ. 

Đài tưởng niệm liệt sỹ thông tin tại Dốc Miếu
     Năm 1968, với sức tấn công mạnh mẽ mùa xuân Mậu Thân và sau đó giải phóng Khe Sanh, tuyến hàng rào điện tử Mc- Namara mới xây dựng khoảng gần 30km từ bò biển đến Cồn Tiên dần dần bị phá sản, đường Trường Sơn- con đường vận tải chiến lược vẫn thông suốt, hàng sư đoàn quân giải phóng với khí tài quân sự, quân trang quân dụng đã tiến quân vào chiến trường Trị- Thiên chiến đấu và lập nên nhiều chiến công hiển hách.  
Xác xe tăng địch trên Dốc Miếu

Năm 1973, Chủ tịch Cu Ba Phi-đen Caxtro đã đến Dốc Miếu

                                           Bài và ảnh: Sưu tầm từ tư liệu lịch sủ Quảng Trị



0 nhận xét :

Đăng nhận xét


IconIconIconIconFollow Me on Pinterest