VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN
Đường Trường Sơn- Con đường huyền thoại, một kì tích trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta. Đường Trường Sơn là mạch máu giao thông quan trọng chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Được thành lập từ tháng 5 năm 1959 nên đơn vị được mang tên đoàn 559, Thượng tá Võ Bẩm- nguyên Cục phó Cục Nông trường là người đầu tiên được bổ nhiệm Đoàn trưởng kiêm Bí thư. Tháng 5/1959, từ 440 cán bộ chiến sỹ chia thành 11 đội, đoàn 559 bắt đầu soi đường mở tuyến vận tải từ Khe Hó- một bản làng người dân tộc Vân Kiều thuộc xã Vĩnh Hà miền tây Vĩnh Linh vào khu vực rừng núi Quảng Trị- Thừa Thiên vừa mở đường vừa tổ chức gùi thồ vũ khí, lương thực, thuốc men vừa chiến đấu bảo vệ tuyến đường.Cuối năm 1960, từ vùng rừng núi Hướng Hóa- Quảng Trị, tuyến đường dây 559 bắt đầu soi đường mở tuyến sang nước bạn Lào men theo dọc biên giới để mở tuyến vận chuyển vào chiến trường khu V, mở đường 12 từ Quảng Bình sang Lào nối với đường số 9. Đây là những thành công đầu tiên nhưng cực kì quan trọng. Sau 16 năm hoạt động (từ 1959- 1975), đoàn 559 đã mở trên 20.000 km đường bao gồm các tuyến đường dọc và đường ngang trên địa bàn rừng núi hiểm trở. Tuyến đường 559 được tổ chức thành hàng chục binh trạm, mỗi binh trạm quy mô tương đương cấp Trung đoàn. Thời điểm năm 1961- 1963, đoàn 559 chỉ có 2 Trung đoàn 70 và 71 quân số khoảng gần 5.000 người và Sư đoàn bộ binh 325 phối thuộc. Vừa mở đường vừa vận tải gùi thồ bằng sức người, xe đạp thồ, ngựa, voi, máy bay vận tải, ô-tô...Mùa khô năm 1964, đoàn 559 mới đưa đơn vị vận tải ô-tô đầu tiên vào chuyên chở hàng và quân số đơn vị lúc này khoảng hơn 8.000 người.
&ap=%2526fmt%3D22
Tình hình chi viện cho chiến trường ngày càng cấp bách và sự tăng cường lực lượng của đoàn 559 là cực kì cấp thiết để vận tải vủ khí quân trang quân dụng chi viện cho chiến trường miền Nam, tháng 5/1965, Trung ương Đảng quyết định cử đồng chí Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giử chức Tư lệnh kiêm Chính ủy đoàn 559. Cuối năm 1965, đồng chí Đại tá Hoàng Văn Thái- Phó Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần làm Tư lệnh, đồng chí Vũ Xuân Chiêm giữ chức Chính ủy. Thời điểm này quân số của đoàn 559 đã tăng lên 30.000 người. Đầu tháng 01/1966, bắt đầu mở đường 20 từ Phong Nha- Kẻ Bàng sang Lùm Bùm nối với đường 128 ở Lào. Lúc này cơ quan đoàn 559 đóng ở Bố Trạch- Quảng Bình.
Chụp ảnh kỉ niệm với một số cô gái nguyên là đại đội lái xe Trường Sơn
Cuối năm 1966, bắt đầu mở đường từ ngã ba biên giới sang Campuchia để vận tải chi viện cho chiến trường Nam Bộ. Tháng 01/1967, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên được cử giữ chức Tư lệnh đoàn 559, Chính ủy đồng chí Vũ Xuân Chiêm. Tháng 7/1968, Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh 400, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Hòa, Chính ủy Quân khu 4 làm Chính ủy. Đại tá Hoàng Văn Thái, Phó Chủ nhiệm Tổng cụ Hậu cần và đại tá Lê Văn Tri được cử làm Phó Tư lệnh. Nhiệm vụ Bộ tư lệnh 400 là đảm bảo tăng cường giao thông vận tải cho các tỉnh Quân khu 4. Tháng 10/1968 giải thể Bộ Tư lệnh 400 để thành lập Bộ Tư lệnh 500, Thiếu tướng Nguyễn Đôn làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo làm Chính ủy.
Cổng vào khu Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn
Tháng 3/1969, xây dựng xong tuyến đường ống dẫn xăng dầu từ Quảng Bình theo đường 12 nối vào đoàn 559, sau đó thêm tuyến đường ống từ Cẩm Ly- Quảng Bình theo đường 10 vượt sang Lào. Tuyến đường ống dẫn xăng dầu sau này được xây dựng dọc Trường Sơn vào đến miền Đông Nam bộ dài 1.400km. Mùa mưa 1969, do tình hình đặc biệt khó khăn của chiến trường, đoàn 559 rút bớt quân số khoảng 30.000 người ra miền Bắc củng cố lực lượng, Trung ương giải thể Bộ Tư lệnh 500 và sáp nhập các đơn vị vào đoàn 559 và củng cố thêm cán bộ lãnh đạo.
Tháng 7/1970, đoàn 559 được bổ sung thêm một số đơn vị và đổi tên thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn, quân số gần 63.000 người gồm 4 sư đoàn, 30 binh trạm và 144 tiểu đoàn trực thuộc.
Tháng 7/1970, đoàn 559 được bổ sung thêm một số đơn vị và đổi tên thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn, quân số gần 63.000 người gồm 4 sư đoàn, 30 binh trạm và 144 tiểu đoàn trực thuộc.
Tháng 3/1971, địch mở chiến dịch Lam Sơn 719 hòng cắt đứt tuyến đường Trường Sơn, Trung ương thành lập Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 do Thiếu tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Đạo làm Chính ủy. Sau gần 2 tháng chiến đấu, ngày 23/3/1971 chiến dịch Đường 9- Nam Lào kết thúc thắng lợi. Tháng 10/1971, đồng chí Đặng Tính- Tư lệnh kiêm Chính ủy quân chủng Phòng không- Không quân được điều vào làm Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn. Để phù hợp tình hình mới, Bộ điều động quân số đến 92.000 người cho BTL Trường Sơn.
.
Khu mộ Liệt sỹ Chưa biết tên
Tháng 4/1973, Đại tá Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn trong một chuyến công tác hy sinh tại Lào, đồng chí Hoàng Thế Thiện được bổ nhiệm Chính ủy BTL Trường Sơn. Đầu năm 1974, quân số bộ đội Trường Sơn tăng lên gần 101.000 người. Sở chỉ huy chuyển từ Thạch Bàn vào Bến Tắt- Quảng Trị.
Phần mộ liệt sỹ Đặng Tính- Đại tá, Chính ủy Đoàn 559
Giữa năm 1974, Bộ Tư lệnh Trường Sơn tổ chức hội nghị chuẩn bị phương án hoạt động năm 1975-1976. Tại hội nghị này, Bộ Tư lệnh đã phổ biến kế hoạch xây dựng Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ở Bến Tắt. Năm 1975, Binh đoàn Trường Sơn đã theo sát phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đến tháng 2/1976, với sự chỉ huy của Trung tá Đồng Khắc Hách, bộ đội Trường Sơn đã quy tập hơn 10.300 liệt sỹ về Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn trong tổng số gần 20.000 liệt sỹ của đơn vị đã hi sinh trong thời gian 16 năm hoạt động.
Trong quá trình chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bộ đội Trường Sơn đã có 82 tập thể đơn vị từ cấp đại đội đến cấp Sư đoàn, 47 cán bộ chiến sỹ các binh chủng Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
(Theo Lịch sử Bộ đội Trường Sơn)
Tháp chuông phía sau đài chính do Công ty TNHH Hòa Bình xây tặng
Khu mộ liệt sỹ Bình- Trị- Thiên và các tỉnh phía Nam
Khu mộ liệt sỹ tỉnh Thái Bình
Khu mộ liệt sỹ thành phố Hà Nội
Khu vực Đền thờ Bác Hồ và nơi đón tiếp của Ban quản lý nghĩa trang
NHỮNG BÀI THƠ HAY VỀ TRƯỜNG SƠN
TRƯỜNG SƠN ĐÔNG- TRƯỜNG SƠN TÂY
Nhà thơ- lính Trường Sơn Phạm Tiến Duật
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.
Trường Sơn tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.
Em thương anh bên tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng Anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.
Ðông sang tây không phải đường như
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn.
TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hòang Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
------------
------------
Tượng đài chính NTLSQG Trường Sơn những năm 70- 9-80
Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất.
Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
En ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là "Thạch Nhọn"
Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón.
Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà Tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.
Tranh thủ có ánh sáng đèn dù
Anh vội nhìn em và bạn em khắp lượt
Mọi người cũng tò mò nhìn anh
Rồi bóng tối lại khép vào bóng tối
Em ơi em hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này cá em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
Anh đã di rất nhiều, rất nhiều
Những con đường như tình yêu mới mẽ
Đất rất hồng và người rất trẻ
Nhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim.
Những đội làm đường hành quân trong đêm
Nào cuốc nào chòong xoong nồi xủng xoảng
Rực rỡ mặt đất bình minh
Hấp hối chân trời pháo sáng
Đường trong tim anh in những dấu chân.
Chiếc võng bạc trên đường hành quân
Anh đã buộc nhiều cây xoan cây ổi
Lại đường mới và hàng nghìn cô gái
Ở đâu em tinh nghịch của anh?
Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Đêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi đường vẫn liền đường
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy...
Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại
Sẻ giật mình đường mới ta xây
Đã có độ dài hơn cả độ dài
Của đường sá đời xưa để lại
Sẻ ra về bao nhiêu cô gái
Một ngày mai đường sẽ đứng chơ vơ
Để cho đời sau còn tháy ngẩn ngơ
Trước những công trình ngoằn ngoèo trên mặt đất.
Ơi em gái chưa một lần rõ mặt
Có lẽ nào anh lại mê em
Từ cái đêm Thạch Nhọn Thạch Kim
Tên em đã thành tên chung anh gọi:
Em là cô Thanh niên xung phong.
(Viết tại Đức Thọ năm 1968)
Hồ nước trước nghĩa trang những năm đầu xây dựng
0 nhận xét :
Đăng nhận xét