Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

DI TÍCH HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC- NAMARA

SƠ LƯỢC VỀ HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ MC- NAMARA 
    Đất nước chia cắt thành hai miền Nam- Bắc từ năm 1954, sau hơn 10 năm hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến không thực hiện được với sự sụp đổ của chính phủ Ngụy quyền Ngô Đình Diệm, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Việt Nam, dồn chi phí quân sự, quân đội, vũ khí và các phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại nhằm biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ với ý đồ xâm lược thôn tính lâu dài.
     
     Tháng 6/1966, Mỹ quyết định xây dựng hàng rào điện tử chạy dài dọc theo giới tuyến nhằm ngăn chặn sự tấn công của quân ta vào chiến trường Trị Thiên và miền Nam. Công trình với sự nghiên cứu của 47 nhà khoa học tiếng tăm của Mỹ và được đặt theo tên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thời bấy giờ là Robert Mc Namara.
Các loại cây thu phát tín hiệu
     Hàng rào điện tử có quy mô chiều dài khoảng 100 km dọc khu phi quân sự từ biển lên đến Mường- Phìn vùng biên giới Việt- Lào, với chiều ngang rộng khoảng 10- 20km. Mỹ thiết kế hàng rào làm vật cản gồm các loại dây kẽm gai dày 12 mét, cao 3 mét, vài chục mét có lắp một đèn chiếu sáng, phía trước là bãi mìn dày đặc chiều rộng từ 500- 700 mét. Suốt dọc chiều dài của hàng rào địch bố trí 17 căn cứ mà Dốc Miếu được coi là căn cứ quan trọng nhất.
Căn cứ Ra-da thu nhận tín hiệu

NHỊP CẦU XUYÊN Á


LAO BẢO- CỬA KHẨU QUỐC TẾ VIỆT- LÀO

     Từ Quốc lộ 1A, theo đường Quốc lộ số 9 dài 80 km bạn sẽ đến cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, đây là một trong 02 cửa khẩu Quốc tế giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam nằm trên địa phận ranh giới tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và tỉnh Xavanakhet Lào.
     Có thể nói tư liệu về việc hình thành con đường 9 từ Việt Nam sang Lào khá hiếm, chỉ biết rằng thời trước khu vực này thuộc địa bàn rừng núi huyện Hướng Hóa. Quốc lộ 9 bây giờ có tổng chiều dài phía Việt Nam chỉ có 80 km nhưng đoạn đường thuộc đồng bằng từ Đông Hà lên Cam Lộ chỉ có gần 20km, còn lại là đường dốc quanh co đồi núi trập trùng.

     Những năm đầu của thế kỷ XX, từ một con đường đất dành cho người bộ hành ở xứ thâm sơn cùng cốc rừng thiêng nước độc, thực dân Pháp đã cho mở đường để xe cơ giới đi lại được. Mục đích chính là phục vụ cho việc vận tải kinh doanh tài nguyên khoáng sản từ vùng đất giàu có của xứ Xavannakhet Lào. Để làm được việc đó, thực dân Pháp đã đầu tư tiền của, chiêu mộ phu phen của vùng Quảng Trị để đào đá đắp đường, xây cầu cống...với muôn vàn gian lao khổ cực. Sau này khi con đường đã thông thương, thực dân Pháp đã cho xây Nhà đày Lao Bảo để giam giữ biệt xứ các nhà hoạt động Cách mạng của Việt Nam cũng phần nào nói lên sự gian nan đi lại vất vã trên tuyến đường rừng núi này.     

     Về khía cạnh khác, có thể nói rằng khi thực dân Pháp đô hộ xứ Đông Dương thì ngoài những chính sách cai trị, việc mở đường sá thông thương giữa 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia nằm trong chính sách khống chế về quân sự, chính trị, khai thác về kinh tế...đối với các nước thuộc địa. Về kinh tế, thời đó Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt Bắc- Nam và nhiều nhà ga lớn nhỏ, trong đó một ga tàu được xây dựng ở Đông Hà- một làng nhỏ nghèo khó để nối đường 9 với đường sắt. Viên Công sứ Pháp vùng Xavannakhet Lào có tên là Manpuech đã dám từ bỏ chức vụ công sứ để theo nghiệp kinh doanh vì phát hiện thấy những mối lợi lớn. Ông đã tổ chức vận tải hàng hóa từ Xavannakhet sang Quảng Trị, kinh doanh lúa gạo từ Thái Lan sang, chủ nhà máy xay xát, khai thác gỗ ở Lào, chủ nhà máy rượu XIKA có tiếng ở Đồng Hới... 


IconIconIconIconFollow Me on Pinterest